Các hoạt động sau chiến tranh USS_Enterprise_(CV-6)

Binh lính Mỹ quay về nước, ở trong khoang chứa máy bay của chiếc Enterprise, năm 1945.

Chiến dịch Magic Carpet

Được phục hồi về tình trạng tốt nhất, Enterprise khởi hành đi Trân Châu Cảng rồi quay về Mỹ với khoảng 1.100 quân nhân hết hạn phục vụ, rồi tiếp tục hành trình đến New York, và đến nơi vào ngày 17 tháng 10 năm 1945. Hai tuần sau, nó đi đến Boston để được lắp đặt các phương tiện nghỉ ngơi bổ sung, rồi nó bắt đầu một loạt chuyến đi đến Châu Âu trong Chiến dịch Magic Carpet (Chiếc Thảm Thần), đưa về nước gần 10.000 cựu chiến binh trong hoạt động phục vụ cuối cùng cho đất nước của nó. Trong một chuyến đi đến châu Âu, nó được Sir Albert Alexander, Bộ trưởng Hải quân, thăm viếng và trao tặng cho chiếc Enterprise phần thưởng Cờ hiệu Hải quân Anh, phần thưởng cao nhất của Hải quân Hoàng gia. Enterprise là chiếc tàu duy nhất không thuộc Hải quân Hoàng gia được nhận phần thưởng này trong suốt lịch sử hơn 400 năm kể từ khi đặt ra nó.

Kết thúc hoạt động "Big E"

Enterprise vào Xưởng Hải quân New York ngày 18 tháng 1 năm 1946 để được vô hiệu hóa, và được rút khỏi phục vụ ngày 17 tháng 2 năm 1947. Trong năm 1946, nó được dự định chuyển cho tiểu bang New York như một đài lưu niệm thường trực, nhưng kế hoạch này bị ngưng lại vào năm 1949.[2] Các dự định được thực hiện tiếp theo sau nhằm bảo tồn con tàu như là một viện bảo tàng hay một nhà lưu niệm, nhưng các nỗ lực gây quỹ bị thất bại không thể quyên góp đủ tiền để mua lại con tàu từ Hải quân, nên "Big E" bị bán vào ngày 1 tháng 7 năm 1958 cho hãng Lipsett Corporation thuộc thành phố New York để được tháo dỡ tại Kearny, New Jersey. Người ta hứa sẽ giữ lại cột anten ba chân đặc trưng cho sân vận động mới của Học viện Hải quân, nhưng việc này không bao giờ được thực hiện; thay vào đó, một tấm biển lưu niệm được đặt dưới chân nơi vẫn được gọi là "Tháp Enterprise". Công việc tháo dỡ được hoàn tất vào tháng 5 năm 1960. Đến năm 1984, một gian "Triển lãm Enterprise" thường trực được dành riêng tại Bảo tàng Không lực Hải quân tại Căn cứ Không lực Hải quân Pensacola, Florida để lưu giữ các hiện vật, hình ảnh và các vật dụng lịch sử khác.

Các hiện vật còn lại của Enterprise bao gồm chiếc chuông của con tàu, được đặt tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ, vốn theo truyền thống chỉ được rung lên mỗi khi học viên hải quân chiến thắng học viên của West Point; và tấm biển tên ở phía đuôi tàu rộng 5 m (16 ft) và nặng một tấn được đặt tại công viên Little League ở River Vale, New Jersey;[3] Tấm biển hoạt động và một trong những chiếc neo của nó được trưng bày tại Xưởng hải quân Washington tại Washington, D.C.. Nhiều hiện vật và vật lưu niệm khác (bao gồm một trong những ô cửa sổ của nó) được giữ trên chiếc tàu sân bay nguyên tử tiếp nối tên của nó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: USS_Enterprise_(CV-6) http://www.dcmemorials.com/index_indiv0003245.htm http://www.hullnumber.com/CV-6 http://www.youtube.com/watch?v=RQpOQA3xbjg http://www.youtube.com/watch?v=kFXcnUtMT4A&NR=1 http://wgordon.web.wesleyan.edu/kamikaze/stories/t... http://history.navy.mil/danfs/e4/enterprise-vii.ht... http://www.history.navy.mil/photos/sh-usn/usnsh-e/... http://cv6.org/default.htm http://www.cv6.org/decoration/puc/puc.htm http://www.cv6.org/remember/rivervale.htm